Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Các trò chơi dân gian Việt Nam được lưu truyền đến ngày nay không những chỉ là những trò chơi thông thường mà con giúp các bé rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn, khả năng phản xạ, tính đoàn kết…

Hôm nay xemngaydi.com sẽ tổng hợp tất cả các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non và kèm theo hướng dẫn tổ chức trò chơi. Mong sẽ giúp các thầy cô giáo mầm non có thể tổ chức cho các bé những giờ phút vui chơi thật lành mạnh.

10+ trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Trò chơi kéo co

Kéo co là một trò chơi dân gian giúp rèn luyện cho các bé thể lực, dẻo dai và sự đoàn kết.

Trò chơi kéo co (tug of war)
Trò chơi kéo co là trò chơi tập thể phổ biến nhất hiện nay

Hướng dẫn tổ chức trò chơi dân gian kéo co

Chuẩn bị:

1 sợi dây thừng

Khoảng sân trống

Cách chơi:

Chia các bé thành 2 đội, theo quan sát của thầy/cô lựa chọn 2 đội cân sức với nhau.

Ở khoảng sân trống kẻ 1 vạch thẳng ngăn đều 2 đội

Lựu chọn các bé to khỏe đứng vị trí đầu tiên

Luật chơi: bên thua là bên chạm vào vạch ngăn giữa trước, bên thắng là bên kéo được bên thua chạm vào vạch ở giữa

Mẹo: nếu không có dây thừng, thầy/cô có thể cho 2 bé đầu quàng tay vào nhau, các bé đằng sau ôm ngang lưng các bé đứng trước.

Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết hơn tại bài viết: Cách tổ chức trò chơi dân gian kéo co

Trò chơi rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây là một trò chơi dân gian tập thể khá hay và vui nhộn không những vậy còn giúp các bé tăng thêm thể lực, sự nhanh nhẹn, phản xạ và tinh thần đoàn kết tuyệt vời. Các thầy/cô có thể chia lớp thành từng nhóm và tổ chức chơi lần lượt

Hướng dẫn tổ chức trò chơi dân gian rồng rắn lên mây

Chuẩn bị:

Khoảng sân trống hoặc ngay trong lớp học được sắp xếp bàn ghế gọn gàng

Cách chơi:

Thầy/cô chia nhóm thành 6-8 bạn/nhóm

Chọn ra một bé làm ông thầy thuốc, còn các bé còn lại làm rồng rắn. Chọn ra 1 bạn to lớn nhất cho đứng đầu dang hai tay ra, còn các bạn còn lại đứng sau ôm eo hoặc túm áo nhau thành hàng dọc. Sau đó, rồng rắn sẽ đi lòng vòng và dừng lại trước thầy thuốc đọc bài đồng dao: “rồng rắn lên mây/có cây xúc xắc….” Khi đối đáp xong thầy thuốc sẽ đuổi để bắt được đuôi rồng rắn.

Luật chơi:

Khi thầy thuốc bắt được đuôi rồng rắn hoặc các bạn làm rồng rắn tuột tay khỏi bạn phía trước thì trò chơi kết thúc, nếu thầy thuốc không bắt được sẽ tiếp tục trò chơi từ đầu.

Trên đây là hướng dẫn chơi cơ bản, bạn có thể xem chi tiết hướng dẫn chơi tại: Rồng rắn lên mây cách thức tổ chức chơi

Trò chơi bịt mắt bắt dê

Trò chơi đã quá quen thuộc một trò chơi đòi hỏi sự phán đoán, phản xạ nhanh, một trong những trò chơi phổ biến nhất, nào cùng xem cách tổ chức trò chơi bịt mắt bắt dê cho các bé mầm non dưới đây

trò chơi bịt mắt bắt dê trò chơi dân gian

Hướng dẫn trò chơi bịt mắt bắt dê

Chuẩn bị:

Khoảng sân trống hoặc lớp học trống

Một cái khăn bịt mắt

Cách chơi:

Trong nhóm 6 – 8 người cô giáo đã chọn ra trước đó, chọn 1 bạn làm sói, các bạn còn lại sẽ làm dê

Cô giáo sẽ tiến hành bịt mắt bé làm sói bằng khăn đã chuẩn bị trước đó, các bé làm dê sẽ chọn vị trí đứng cho riêng mình và sau khi chọn sẽ không được di chuyển nữa. Bắt đầu chơi sói sẽ bắt đầu tìm bắt dê bằng cách nghe tiếng động mà các con dê tạo ra và dựa vào phán đoán để tìm.

Luật chơi:

Khi sói tìm được một chú dê sẽ phải đoán chú dê đó, nếu đoán trúng thì chú dê bị đoán trúng sẽ phải lên làm sói, nếu đoán sai thì trò chơi bắt đầu lại từ đầu.

Hướng dẫn chi tiết cách chơi cũng như tổ chức trò chơi tại: Tổ chức trò chơi Bịt mắt bắt dê 

[the_ad_group id=”82″]

Trò chơi mèo đuổi chuột

Mèo đuổi chuột một trong những trò chơi dân gian tập thể hay nhất, phổ biến nhất, ở các trường mầm non các cô thường tổ chức cho các bé chơi giúp các bé tăng tương tác với nhau, tăng tính đoàn kết, rèn luyện thể lực, nhanh nhẹn.

Vì trò chơi này cần hướng dẫn chi tiết nên mình đã viết một bài riêng cụ thể và khá chi tiết các bạn có thể xem tại: hướng dẫn chi tiết cách tổ chức chơi trò chơi dân gian mèo đuổi chuột.

trò chơi mèo đuổi chuột

Trò chơi cướp cờ

Có lẽ ít người là không biết trò chơi dân gian này, nó có lẽ đã quá phổ biến từ mầm non cho đến các bạn học sinh, sinh viên đều có thể chơi trò chơi cướp cờ. Trò chơi dân gian này đòi hỏi một chút thể lực, sự nhanh nhạy khéo léo, cũng cần một chút khôn khéo để chiến thắng.

trò chơi cướp cờ

Cách tổ chức chơi trò chơi cướp cờ

Chuẩn bị:

Khoảng sân rộng

Một chiếc khăn hoặc 1 cành cây nhỏ làm cờ

Cách chơi:

Cô giáo chi các bé thành 2 đội mỗi đội khoảng 4-5 bé và điểm danh cho các bé từ 1 đến hết và dặn các bạn phải ghi nhớ số thứ tự của mình

Vẽ 1 ô tròn ở giữa để cờ, từ ô tròn đó vẽ 2 vạch thẳng đối xứng nhau về 2 bên có khoảng cách bằng nhau, mỗi đội sẽ đứng sau một vạch đó và đứng theo số thứ tự đã điểm danh trước đó

Cô giáo sẽ gọi theo số, số của bé nào thì bé ấy chạy lên cướp cờ và chạy về

Luật chơi:

Khi được cờ mà không bị đối phương chạm vào người mang thành công cờ về vạch đích thì sẽ tính cho đội đó 1 điểm, ngược lại nếu để bị chạm hoặc đối phương cướp mất cờ sẽ thua

Mẹo: cô giáo có thể gọi 2, 3 bạn lên một lúc tùy theo tình huống lúc đó.

Để xem chi tiết hơn bạn có thể vào bài viết: Hướng dẫn chi tiết cách chơi trò chơi dân gian cướp cờ.

Trò chơi cáo và thỏ

Cáo và thỏ cũng là một trong những trò chơi dân gian tập thể đòi hỏi sự đoàn kết, phản xạ nhanh và đôi chút thể lực. Trò chơi dân gian này rất phù hợp với các bé mầm non hãy xem hướng dẫn chơi và cách tổ chức trò chơi cho các bé tại bài viết này nhé: trò chơi cáo và thỏ hướng dẫn chi tiết cách chơi

Trò chơi lộn cầu vồng

Một trò chơi khá đơn giản cũng nhưng vô cùng thích thú cho các bé mầm non, trò chơi dân gian lộn cầu vồng này sẽ giúp các bé rèn luyện sự dẻo dai, khóe léo.

Xem chi tiết: Hướng dẫn các bé mầm non chơi trò chơi dân gian lộn cầu vồng

Trò chơi nu na nu nống

Hẳn các bạn đã quá quen thuộc với “nu na nu nống/đánh trống phất cờ/mở hội thi đua…..” những câu đồng dao của trò chơi dân gian nu na nu nống, một trong những trò chơi dân gian rất phù hợp cho lứa tuổi mầm non. Cùng xem bài viết: Nu na nu nống trò chơi việt chơi đơn giản để tổ chức cho các bé chơi các thầy/cô nhé.

Trò chơi kéo cưa lừa xẻ

“Kéo cưa lừa xẻ/ ông thợ nào khỏe/về ăn cơm vua/ ông thợ nào thua/ về bú tí mẹ” chỉ mấy câu đồng dao đơn giản cũng giúp tạo nên một trò chơi dân gian thú vị. Nếu bạn chưa biết cách tổ chức chơi cho các bé thì có thể tham khảo tại: “Kéo Cưa Lừa Xẻ” Chơi như thế nào?

Trò chơi dung dăng dung dẻ

Cũng giống trò chơi kéo cưa lừa xẻ, chỉ với một bài đồng ca đã tạo nên một trò chơi khá vui cho các bé mầm non. Các bạn có thể xem thêm hướng dẫn chơi cũng như bài đồng dao “dung dăng dung dẻ” tại bài viết: Dung dăng dung dẻ trò chơi dân gian vui nhộn mình đã hướng dẫn khá chi tiết ở đây.

Trên đây là 10 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, các thầy/cô có thể tổ chức cho các bé chơi, giúp các bé có những phút giây thoải mái phát triển những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Và quan trọng nhất là rời xa những công nghệ hiện đại có thể gây hại cho các bé như: smart phone. Game mobile, youtube…

Cảm ơn đã đọc bài viết này, các bạn có thể comment những trò chơi phù hợp với trẻ mầm non ở dưới, mình sẽ bổ sung thêm vào bài viết.

Viết một bình luận