Có lẽ đối với các bạn phép chia trong excel thực hiện hết sức đơn giản, tuy nhiên ở bài này mình vẫn sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện phép chia đơn thuần và hàm chia lấy số dư, hàm chia lấy số nguyên. Nào cùng bắt đâu thực hiện phép chia trong excel thôi.
Phép chia trong excel đơn thuần
Ví dụ: bạn có một có 20 đơn hàng với tổng giá trị là 1.075.000 đ giờ bạn muốn tính ra giá trị 1 đơn hàng như vậy:
1 đơn hàng = 1.075.000 chia cho 20 đơn hàng
Ta sẽ thực hiện phép chia này trong excel như sau:
Cách 1:
Bạn nhập: =1075000/20 => sẽ có kết quả 53.750đ
(áp dụng đối với phép tính đơn, tuy nhiên nếu phép tính đơn dùng máy tính hoặc điện thoại cho nhanh :D)

Cách 2:
Bạn nhập 1075000 vào ô B2, nhập 20 vào ô C2 thực hiện phép tính
=B2/C2
(áp dụng đối với bảng excel có nhiều dữ liệu hoặc file data bán hàng bạn cần nhập hàng ngày)
Như vậy phép tính chia trong excel là “\” tương tự phép tính chia thì phép tính nhân trong excel là (*), phép tính cộng (+), phép tính trừ (-), bạn có thể thực hiện cộng trừ nhân chia bằng các công thức trong excel với mọi số.
Hàm chia lấy số dư MOD
Cú pháp: =MOD(number,devisor)
Number: số bị chia (số bạn muốn tìm số dư)
Devisor: số chia
Ví dụ: muốn tìm số dư cho phép tính 10 chia 3, bạn có thể nhẩm luôn 10 chia 3 được 3 và dư 1 (mình lấy ví dụ đơn giản để bạn có thể dễ hiểu). Trong excel bạn sẽ thể hiện công thức như sau
=MOD(B2,C2) và kết quả sẽ là 1
Trong đó: B2 : 10 ; C2 : 3

Hàm Chia lấy số nguyên QUOTIENT
Cú pháp =QUOTIENT(numerator,devisor)
Numerator: Số bị chia (số muốn tìm số nguyên)
Devisor: số chia
Ví dụ: lấy luôn ví dụ ở trên ta có công thức
=QUOTIENT(B2,C2) kết quả được sẽ là 3
Trong đó: B2: 10 ; C2: 3

Như vậy là bài viết này mình đã hướng dẫn bạn thực hiện phép chia trong excel từ cơ bản đến sử dụng hàm. Chúc các bạn thành công!