37 tuần là bao nhiêu tháng? là nội dung chính của bài viết này!
Hello mom, vậy là khi đọc bài viết này các mom mang thai 37 tuần rồi cũng sắp tới thời điểm sinh bé. Bài viết lần này mình sẽ giúp các mom trả lời câu hỏi 37 tuần là bao nhiêu tháng và các chỉ số cũng như lưu ý ở thai tuần 37. Các mẹ theo dõi dưới đây nhé!
Mục Lục
Thai 37 tuần là bao nhiêu tháng?
Thai 37 tuần là mom đang mang bầu ở tháng thứ 8 tuần thai đầu tiên (tức là 8 tháng 1 tuần), chỉ còn khoảng 2-3 tuần nữa là baby của bạn sẽ chào đời.

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Thai 37 tuần cân nặng của bé khoảng 2,8-3kg và chiều dài khoảng 48,5-30cm. Trung bình mỗi ngày bé sẽ tăng khoảng 14g.
Giai đoạn này cơ bản các cơ quan của bé đã gần như phát triển hoàn chỉnh, bé khá tròn trĩnh, biết nắm chặt tay. Tuy nhiên, bé sẽ cần thêm thời gian để phát triển hoàn toàn não và phổi.
- Thai 30 tuần là mấy tháng, thai 30 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
- Thai 32 tuần là mấy tháng, thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu?
- Thai 35 tuần là mấy tháng, nặng bao nhiêu là chuẩn?
Cơ thể mẹ thay đổi gì khi ở tuần thai 37
Bị sưng một số vị trí trên cơ thể
– Ở thời điểm này nếu mom thấy mắt cá chân sưng thì đó là một triệu chứng bình thường, mom không quá lo lắng.
– Nếu bị đau đầu thường xuyên, chân, lòng bàn chân, tay, mặt bị sưng nặng, thị lực thay đổi, bụng dưới đau dữ dội kèm hiện tượng nôn ói thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, bởi rất có thể đây là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật
Ợ nóng và khó tiêu
Do lượng hormone progesterone trong cơ thể gia tăng nên gây ra chứng ợ nóng và khó tiêu
Có lẫn máu ở dịch âm đạo
Thai tuần 37 cũng gần đến thời điểm sinh nếu bạn thấy dịch âm đạo lẫn vài đốm máu thì có thể theo dõi, nếu mom thấy nhiều máu thì hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.
Suy tĩnh mạch
Tình trạng này sẽ trở nên nặng nề hơn với các mom bầu tuần 37. Để hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn thì các mom khi ngủ, nghỉ thì nên đặt một chiếc gối để kê cao phần chân và ngủ nghiêng về bên trái.
Đau vùng chậu
Thai tuần 37 bé đã nặng hơn và ngôi thai thay đổi tạo ra áp lực lên vùng xương chậu, hông và bàng quang.

Chuột rút ở chân
Tình trạng này gặp phải khi các mom ở gần những tháng cuối thai kỳ, để hạn chế chứng chột rút thì các mom nên uống nhiều ướng hơn vào ban ngày đảm báo rằng bổ sung đủ lượng magie và canxi
Rạn da
Ngực, bụng, mông đùi thường đều bị rạn da, để giúp da đỡ bị dạn hơn bạn có thể uống nhiều nước và chọn loại kem chống rạn da uy tín.
Núm vú to hơn
Núm vú phát triển hơn, sữa non hình thành để chuẩn bị cho quá trình bé ti.
Hay quên
Đa số các mom ở tháng cuối đều sẽ gặp tình trạng này, mom có thể dùng note hoặc nhờ sự trợ giúp từ gia đình để nhắc mom những sự kiện lớn.
Mất ngủ
Tình trang mất ngủ các mom thường gặp phải ở tuần thai 37 và những tuần thai tiếp theo, để hạn chế tình trạng này các mom có thể thư giãn bằng cách: đọc sách, nghe nhạc, thử tập thiền.., trước khi ngủ sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.
Trong trường hợp không ngủ được sau 30 – 40p bạn có thể ra khỏi giường đi lại nhẹ nhàng hoặc tìm một công việc nhẹ nhàng như gập quần áo… rồi lên giường đi ngủ lại,
Các cơn co thắt Braxton Hicks
Sang tuần thứ 37, các cơn co thắt ở cổ tử cung sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Theo như một số bác sĩ chuyên sản phụ khoa thì những cơn co thắt lẻ tẻ này đang làm săn chắc cơ, hỗ trợ cho quá trình trẻ thoát khỏi cổ tử cung của thai phụ.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu lúc thai 37 tuần
Ở thời điểm này mom cần tập trung bổ sung vitamin K vì đây là vitamin thiết yếu để tạo đông máu, vốn rất quan trọng trong thời điểm sinh nở. Mom có thể bổ sung vitamin K bằng các loại thực phẩm như:
Các loại rau lá xanh gồm súp lơ xanh, mùi tây, cần tây…
Dưa hấu, dưa vàng, đu đủ, dâu tây và lê
Súp lơ, bắp cải, măng tây và cà chua
Các loại đậu đỗ và ớt chuông
Đậu tương, đậu ván
Nếp cẩm, bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám
Sữa nói chung

Dấu hiệu sớm báo hiệu mom sắp sinh
Bong nút nhầy hoặc xuất huyết âm đạo: Nếu các mẹ nhìn thấy một thứ chất nhầy bám đặc trên đồ lót của mình, dù là mảng lớn hay nhỏ từng giọt, thì đó là dấu hiệu bong nút nhầy, phần bảo vệ cổ tử cung. Khi tử cung giãn nở, nút nhầy sẽ bong ra để mở đường cho bé ra. Dịch nhầy có thể có hoặc không dính máu, nếu có, đó là dấu hiệu xuất huyết âm đạo.
Buồn nôn: Một số mẹ bầu quả quyết rằng các mẹ cảm thấy rất nôn nao ngay khi bắt đầu đẻ. Cho nên, ở tuần mang thai thứ 37, cảm giác buồn nôn cũng là dấu hiệu sắp sinh con.
Tiêu chảy: Khi mẹ mang thai được 37 tuần, chứng tiêu chảy hoặc chỉ là bệnh rối loạn tiêu hóa thông thường hoặc có thể là dấu hiệu sắp sinh. Điều này là do những biến đổi nội tiết tố khi chuẩn bị sinh con, dẫn đến phần ruột của mẹ bị kích ứng.
Như vậy, bài viết của mình ngoài giải đáp câu hỏi 37 tuần là bao nhiêu tháng mà còn giúp các bạn biết thêm về một số chỉ số của em bé và mom ở tuần 37. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp chút thông tin đến mom. Chúc mom mẹ tròn con vuông!